Trung tâm sàng lọc sơ sinh Bionet Việt Nam

Sàng lọc sơ sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm cho các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

 

Trung tâm sàng lọc sơ sinh

Bionet Việt Nam

MẪU MÁU XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC SƠ SINH ĐƯỢC THU NHƯ THẾ NÀO?

17:55:3714/10/2015

      Sàng lọc sơ sinh (SLSS) là một trong những xét nghiệm khá phổ biến được thực hiện cho trẻ ngay từ những ngày đầu sau sinh. 

      Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh sử dụng mẫu máu khô thu tại các đơn vị y tế và được gửi về trung tâm xét nghiệm. Do vậy, thu mẫu và gửi mẫu đúng cách đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng xét nghiệm và đảm bảo ý nghĩa của SLSS.

THỜI GIAN THU MẪU CẦN LƯU Ý:

- Lấy máu tốt nhất từ 48 đến 72h sau sinh
- Lấy máu quá sớm (trước thời điểm 24h) sẽ dễ dẫn đến kết quả dương tính giả
- Sau 72 giờ việc lấy máu vẫn có thể tiến hành mà giá trị xét nghiệm không thay đổi, tuy nhiên lấy mẫu quá muộn sẽ không đảm bảo được mục tiêu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời 
- Đối với trường hợp truyền máu, lấy mẫu trước khi truyền 
- Đối với bé sinh non vẫn có thể lấy mẫu xét nghiệm SLSS. Tuy nhiên, việc lấy mẫu lặp lại sau đó là cần thiết và thời gian thu mẫu lặp lại được chỉ định cụ thể cho từng trường hợp.

1. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ

      Trước khi tiến hành thu mẫu máu, cần chuẩn bị :
- Bộ kit thu mẫu máu chuyên dụng được đựng trong một túi trong suốt có khóa kéo bao gồm: 

+ Phiếu điền thông tin có gắn giấy thấm máu   + Kim chích máu tự động dùng 1 lần
+ Miếng bông cồn
+ Gạc vô trùng
+ Túi hạt chống ẩm

Bộ kit này được cung cấp bởi Bionet. Cách thức đăng ký xét nghiệm và nhận bộ kit thu mẫu tham khảo thêm tại đây.

   Bộ kit thu mẫu máu gót chân 

- Găng tay cao su không bột và khẩu trang y tế  
- Bút bi hoặc bút mực
- Vải mềm 
- Hộp chứa rác thải y tế an toàn

2. CÁC BƯỚC THU MẪU MÁU SLSS

      Khi đã có đầy đủ dụng cụ cần thiết, cần thực hiện tuần tự và chính xác các thao tác lấy mẫu sau để đảm bảo mẫu đạt chất lượng, số lượng và không gây tổn thương cho trẻ.

Bước 1: Điền thông tin vào phiếu lấy mẫu

      Chọn bàn viết khô, sạch sẽ, sử dụng bút bi hoặc bút mực điền đầy đủ, rõ ràng và chính xác các thông tin vào phiếu lấy mẫu. Điền thông tin bằng tay và không sử dụng máy in có thể gây bẩn mẫu. Trong khi điền thông tin, không tỳ quá mạnh lên tấm bảo vệ che phần giấy thấm hay chạm vào bề mặt giấy thấm. Những thông tin này rất có ý nghĩa cho việc đánh giá kết quả xét nghiệm, thông báo kết quả, tư vấn hay theo dõi điều trị sau này cho trẻ.

Bước 2: Rửa tay thật sạch để tay khô ráo. Mang găng tay sạch, không bột.       

Bước 3: Đặt gót chân của trẻ thấp hơn so với mặt phẳng của tim để tăng lưu thông máu xuống chân.

Bước 4: 

Ủ ấm gót chân trẻ. Có thể dùng một chiếc khăn ấm (< 420C) bọc lấy chân trẻ để hở vùng định lấy mẫu trong khoảng 3 phút. Với thao tác này máu sẽ lưu thông tốt hơn và không gây bỏng cho trẻ. 

 Bước 5:  

Gấp phiếu lấy mẫu sao cho bế gấp tạo thành giá đỡ phiếu, phần giấy thấm được bỏ tấm che bảo vệ nhưng không chạm xuống bất cứ bề mặt nào. 
 

Bước 6: 

 

Sát khuẩn gót chân trẻ vùng định lấy mẫu máu bằng miếng cồn 700.   

Bước 7:  Để gót chân trẻ khô tự nhiên vì lượng cồn còn lại có thể làm loãng máu và ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Bước 8: Chích máu

   + Lấy kim chích máu vô trùng, một tay giữ thân kim, một tay giữ thanh chặn đầu kim, ấn nhẹ và xoay phải 900, rút thanh chặn đầu kim bỏ đi.

 + Xác định vị trí chích máu an toàn
Trên chân bé phần cong hai bên gót chân là phần an toàn nhất để lấy máu bởi vì xương gót chân không có ở đó đối với hầu hết các trẻ sơ sinh (phần gạch xọc trong hình bên). Không được lấy máu ở ngang chân, vòng sau gót chân vì có khả năng đâm kim vào xương. Ngoài ra tránh những chỗ đã lấy máu trước, chỗ bị sưng hay phù.
+ Giữ chặt thân kim, đặt đầu kim vào vị trí an toàn đã xác định, ấn dứt khoát một lực để đầu kim bật ra. Khi nghe tiếng tạch nhỏ là kim đã chích với độ sâu 2mm và tự động thu lại vào thân kim. Kim được thiết kế rất  thông minh, bất kỳ ai thực hiện thao tác chích máu chỉ cần ấn đến một lực nhất định kim sẽ bật ra và chích với độ sâu và miệng vết chích là như nhau đảm bảo ko gây tổn thương cho bé.  

  Kim chỉ được bật ra một lần và chưa đầy 2 giây tự động thu lại trong thân kim đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ.
Bước 9: Nhẹ nhàng dùng gạc vô trùng lau bỏ giọt máu đầu. Không thu giọt máu đầu tiên vì giọt máu đầu tiên thường có dịch mô.

Bước 10: Tạo giọt máu đủ lớn 

Sau khi thấm bỏ giọt đầu tiên, giọt thứ 2 sẽ hình thành, có thể ấn nhẹ xung quanh chỗ châm kim nhưng không được bóp vào chỗ châm kim vì làm thế có thể gây đông máu hay làm bẩn mẫu máu.
 

Bước 11: Lấy mẫu máu vào giấy thấm chuyên dụng 

Chạm nhẹ giấy thấm bắt đầu từ đỉnh giọt máu cho đến khi giọt máu thấm hoàn toàn qua vào giấy và thấm đều qua mặt còn lại, không được ấn giấy thấm vào chỗ châm kim. Hãy để giọt máu thấm hoàn toàn và phủ kín vòng tròn. Trước khi chuyển sang giọt máu thứ 2, hãy kiểm tra xem máu đã thấm hết 2 mặt giấy chưa. 

Cần đảm bảo chỉ thấm các vòng tròn máu từ 1 mặt của giấy thấm. Việc lấy máu khá nhanh chóng nhưng cũng cần kiên nhẫn vì thời gian lấy máu có thể kéo dài hơn ở 1 số trẻ.
Cần lưu ý khi thu mẫu máu gót chân Sàng lọc sơ sinh:

+ Mỗi giọt máu đủ to phủ kín 1 vòng tròn. Thu đủ số vòng tròn trên giấy thấm
+ Các giọt máu không thấm chồng lên nhau vì sẽ gây lắng máu hay không đồng nhất nồng độ gây nhiễu kết quả
+ Trong trường hợp chưa lấy đủ số vòng tròn máu mà lưu     lượng máu không đủ để hình thành thêm các giọt máu to hãy châm kim vào vị trí khác, dùng 1 chiếc kim vô trùng khác kèm theo bông cồn. 
Bước 12: Thu đủ các vòng tròn máu để đảm bảo xét nghiệm được thực hiện với lượng mẫu đáp ứng.

Bước 13: Chăm sóc vết chích sau thu mẫu

      Giữ chân trẻ cao hơn mặt phẳng tim, giữ gạc vào chỗ vết chích cho đến khi máu ngừng chày hoàn toàn. Không được thấm các dụng cụ làm ấm vào vết chích vì có thể làm hại da bé. Sử dụng miếng dán y tế cá nhân băng vết chích sau khi ngừng chảy máu.

Bước 14: Bỏ kim chích máu, găng tay, khẩu trang , bông gạc và miếng cồn đã dùng vào hộp an toàn. Rửa tay hoặc dùng găng tay và bộ dụng cụ mới khác để thu mẫu cho bé tiếp theo. 

3. CÁCH THỨC BẢO QUẢN MẪU MÁU SAU KHI THU

      Sau khi thu mẫu, việc bảo quản mẫu sao cho đúng cách cũng là khâu quan trọng để có kết quả xét nghiệm chính xác. 

Để mẫu máu khô tự nhiên nơi thoáng mát ít nhất 4h đồng hồ. 

          Cần lưu ý: 

+ Đặt các phiếu lấy mẫu lên giá phơi mẫu hoặc các bề mặt sạch và thoáng tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào hay làm khô bằng các tác nhân khác: quạt điện, máy sấy,…
+ Không để chạm bề mặt giấy thấm vào nhau và vào bất kỳ bề mặt nào khác. 
+ Không được đặt gần hóa chất, chất tẩy rửa
+ Không làm bẩn bề mặt mẫu hay để mẫu trong môi trường ẩm ướt.
Khi mẫu đã phơi khô đúng quy cách, gấp tấm che bảo vệ lên trên mặt giấy thấm. Đặt từng phiếu lấy mẫu vào trong túi nilong trong suốt kèm theo túi hạt chống ẩm đã chuẩn bị sẵn cùng bộ kit thu mẫu. Vuốt nhẹ từ đáy túi để không khí bên trong được dồn ra ngoài và kéo khóa kín. 

4. CÁCH THỨC VẬN CHUYỂN MẪU

      Mẫu máu nên được chuyển về trung tâm xét nghiệm trong vòng 24h. Thời gian vận chuyển chậm sẽ làm giảm chất lượng mẫu và chậm xét nghiệm sàng lọc, chậm chẩn đoán và điều trị. 

          Thông báo với trung tâm xét nghiệm ngay sau khi gửi mẫu. Việc gửi mẫu có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức:

- Trực tiếp mang mẫu máu tới trung tâm SLSS của Bionet
- Gửi bưu điện chuyển phát nhanh mẫu máu về địa chỉ trung tâm

      Khi nhận được mẫu, Bionet sẽ liên lạc lại với gia đình để xác nhận đã nhận mẫu và mẫu có đạt tiêu chuẩn xét nghiệm hay không? Trong trường hợp mẫu không đạt chất lượng, cần tiến hành thu lại mẫu máu càng nhanh càng tốt.

Để xem clip hướng dẫn thu mẫu máu theo các bước đã nêu trên, xem tại đây.

        Bionet cung cấp đa dạng các gói xét nghiệm sàng lọc sơ sinh với chất lượng và độ chính xác cao. Chi tiết các gói xét nghiệm xem tại đây.

Vì tương lai khỏe mạnh của bé yêu!

                                                    Hãy tham gia chương trình SÀNG LỌC SƠ SINH           

Hỗ trợ trực tuyến
02466861304 0796188898
Thống kê truy cập

Lượng truy cập hiện tại: 1

Lượng truy cập trong ngày: 1959

Tổng lượng truy cập: 10945091

Trung tâm sàng lọc sơ sinh BIONET Việt Nam