So sánh cách thu mẫu máu từ các vị trí khác nhau
01:15:2821/09/2014Xét nghiệm Sàng Lọc Sơ Sinh sử dụng mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh được thu sau 48h sau sinh.
1. Thu mẫu gót chân
Thuận lợi:
+ Cần một lượng máu nhỏ.
+ Không lẫn nguyên liệu từ máu người mẹ, vì vậy xét nghiệm có thể mở rộng với các loại bệnh khác
+ Kích thước giọt máu có thể được điều chỉnh dựa vào loại lancet phù hợp.
+ Mẫu máu có thể thu tại bất kỳ thời điểm nào sau khi sinh.
+ Thông tin của trẻ được đính kèm thẻ thu mẫu máu.
+ Vận chuyển mẫu đơn giản, dễ dàng đặc biệt có thể từ nhà.
+ Kỹ thuật lấy máu đơn giản.
+ Quá trình thực hiện tương đối nhanh vì vậy ngăn chặn máu bị vón cục.
+ Có thể thu mẫu tại nhà.
+ Không cần tách riêng huyết thanh và tế bào máu.
+ Mẫu máu có thể được bảo quản trong thời gian dài.
Khó khăn:
+ Nhân viên thu mẫu cần phải được đào tạo.
+ Thẻ thu mẫu dễ bị nhiễm từ các nguồn bên ngoài như bụi, dầu hoặc cồn.
+ Cha mẹ trẻ lo lắng khi nhìn thấy con bị trích máu.
+ Nguy cơ bị tổn thương nếu quá trình thực hiện không đúng.
+ Lấy mẫu xét nghiệm cần được thực hiện sau 24 giờ sinh.
+ Kết quả xét nghiệm sẽ có giá trị khác với mẫu thu từ tĩnh mạch.
+ Nhiễm chéo có thể xuất hiện giữa cấc mẫu nếu đặt các mẫu tiếp xúc nhau.
+ Mẫu máu thu xong cần được làm khô trong 3-4 giờ tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
2. Thu máu tĩnh mạch
Thuận lợi:
+ Phổ biến.
+ Sau khi lấy xong mẫu có thể được chuyển lên thẻ thu mẫu máu để lưu thông tin trẻ đi kèm.
Khó khăn:
+ Người thu mẫu cần có chuyên môn như bác sỹ hoặc y tá.
+ Cha mẹ của trẻ lo lắng khi nhìn thu mẫu trẻ.
+ Nguy cơ bị tụ mãu nếu quá trình lấy máu không được thực hiện đúng.
+ Kết quả xét nghiệm khác so với xét nghiệm sử dụng mẫu máu gót chân.
+ Vận chuyển và bảo quản máu ở dạng lỏng gặp nhiều khó khăn.
+ Cần yêu cầu tách riêng tế bào máu và huyết thanh hoặc huyết tương.
+ Yêu cầu máy móc hiện đại để phân tích nếu mẫu máu được chuyển lên thẻ thu mẫu.
+ Thông tin trẻ không đi kèm với mẫu nên dễ gây nhầm lẫn hoặc bị mất thông tin.
3. Thu máu ngón tay
Thuận lợi:
+ Thu máu ngón tay thường nhanh và ít đau đớn hơn thu máu tĩnh mạch và cần ít máu hơn.
+ Kích thước giọt máu có thể được điều chỉnh dựa vào loại lancet phù hợp.
+ Thông tin của trẻ được đính kèm thẻ thu mẫu máu.
+ Vận chuyển mẫu đơn giản, dễ dàng đặc biệt có thể từ nhà.
+ Kỹ thuật lấy máu đơn giản.
+ Có thể thu mẫu tại nhà.
+ Không cần tách riêng huyết thanh và tế bào máu.
+ Mẫu máu có thể được bảo quản trong thời gian dài.
+ Được thực hiện ở cả trẻ em và người lớn tuổi khi mà không thể thu mẫu gót chân được nữa (0 – 6 tháng: thu máu gót chân, 6 tháng – 2 năm thu mẫu ngón tay, bàn tay, tĩnh mạch).
Khó khăn:
+Thu mẫu ngón tay dễ gây tổn thương hơn vì trẻ sơ sinh
+ Nên chọn thu mẫu ở ngón tay giữa hoặc ngón thứ 4, không thu mẫu ở ngón thứ 5
+ nhân viên thu mẫu cần phải được đào tạo.
+ Mẫu máu thu xong cần được làm khô trong 3 – 4 giờ tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
+ Thẻ thu mẫu dễ bị nhiễm từ các nguồn bên ngoài như bụi, dầu hoặc cồn.
+ Cha mẹ trẻ lo lắng khi nhìn thấy con bị trích máu.
+ Nguy cơ bị tổn thương nếu quá trình thực hiện không đúng.
+ Nhiễm chéo có thể xuất hiện giữa cấc mẫu nếu đặt các mẫu tiếp xúc nhau.
+ Yêu cầu máy móc hiện đại để phân tích.
- TỔNG QUAN XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GENE BỆNH THIẾU MEN G6PD TẠI BIONET VIỆT NAM (13/05/2022)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN SINH HÓA BỆNH THIẾU MEN G6PD – CẬP NHẬT NĂM 2022 (30/03/2022)
- NHỮNG LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG, DÙNG THUỐC CỦA MẸ TRONG GIAI ĐOẠN CHO CON MẮC BỆNH THIẾU MEN G6PD BÚ MẸ (12/02/2022)
- LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỊ HO CHO NGƯỜI THIẾU MEN G6PD - NĂM 2022 (21/01/2022)
- NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU/HẠ SỐT CHO NGƯỜI THIẾU MEN G6PD – CẬP NHẬT NĂM 2022 (20/01/2022)
Lượng truy cập hiện tại: 1
Lượng truy cập trong ngày: 921
Tổng lượng truy cập: 10924929