Trung tâm sàng lọc sơ sinh Bionet Việt Nam

Sàng lọc sơ sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm cho các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

 

Trung tâm sàng lọc sơ sinh

Bionet Việt Nam

TRẺ BỊ BỆNH THIẾU MEN G6PD CẦN LƯU Ý GÌ KHI TIÊM PHÒNG?

10:50:5007/12/2016

      Tiêm vắc xin phòng một số bệnh bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh là việc cần thiết để đảm bảo cho bé có một hệ miễn dịch tốt hơn trong những năm tháng đầu đời. Ngay vài ngày sau khi tiêm các mũi vắc xin cơ bản cho bé, cơ thể bé sẽ có những phản ứng miễn dịch đầu tiên. Hiểu rõ các phản ứng này, bố mẹ sẽ biết cách chăm sóc bé và tránh được những lo lắng thái quá đặc biệt là đối với những bố mẹ có con mắc bệnh thiếu men G6PD.   

CÁC MŨI TIÊM PHÒNG CƠ BẢN

      Để việc tiêm phòng mang lại hiệu quả tốt nhất thì thời điểm tiêm phòng, tiêm nhắc lại cần được lưu ý thực hiện đúng cho từng bệnh. Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010, chương trình tiêm chủng mở rộng được áp dụng như sau:

LƯU Ý CHUNG KHI ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM PHÒNG 

- Chọn thời điểm thích hợp để đưa trẻ đi tiêm phòng: ngoài việc cho trẻ tiêm theo đúng lịch gia đình cũng nên đưa trẻ đi tiêm phòng khi sức khỏe trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không đưa trẻ đi tiêm trong các trường hợp:

+ Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy...

+  Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, nhưng còn đang trong thời kỳ hồi sức.

+ Trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch nên thận trọng trong vấn đề tiêm.

+ Với vắc xin phòng bệnh lao thì những trẻ sinh non, cân nặng chưa đạt yêu cầu (dưới 2,5 kg) thì tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi. 

- Trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

- Phân biệt các phản ứng miễn dịch thường gặp và biểu hiện bất thường ở trẻ sau khi tiêm để có cách xử trí kịp thời: 

Các phản ứng ứng miễn dịch thường gặp

 Biểu hiện bất thường sau khi tiêm vắc xin

-    Phản ứng sốt nhẹ: 

      Sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt nhẹ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc tiêm ngừa và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày.

      Một số trẻ có thể bị sốt cao từ 38,5oC trở lên khi đó mới cần đến việc dùng thuốc hạ sốt.

      Do đó chúng ta hoàn toàn  không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ  vừa được tiêm ngừa vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

      Phản ứng sốt thường xảy ra  với mũi tiêm Quinvaxem (ngừa được 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, vi khuẩn Hib), tiêm phòng bệnh thương hàn, 

-    Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau: 

      Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chổ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.

      Phản ứng viêm, sưng đỏ thường xảy ra với mũi tiêm phòng Lao và có thể để lại vết sẹo tại vị trí tiêm.

-    Dị ứng: 

      Có thể là Ban mề đay, ngứa toàn thân… phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có hay bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi sau 1 vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì đôi khi phải dùng một số thuốc chống dị ứng.

-    Sốt cao:  

      Sốt trên 39oC trong nhiều ngày được cho là biểu hiện bất thường sau khi tiêm vắc xin

-    Các biểu hiện bất thường khác:

      Co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban, hoặc khi phản ứng miễn dịch thông thường nhưng kéo dài. 

      Đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, theo dõi và có phương án khắc phục phù hợp.

TRẺ BỊ BỆNH THIẾU MEN G6PD KHI TIÊM PHÒNG CẦN LƯU Ý GÌ?

      Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy sức khỏe trẻ bị bệnh thiếu men G6PD bị ảnh hưởng trực tiếp khi tiêm phòng những mũi ở trên. Các gia đình có bé mắc bệnh thiếu men G6PD nên đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch. Ngoài những lợi ích mà việc tiêm phòng mang lại cho trẻ em nói chung, đối với trẻ bị bệnh thiếu men G6PD thì việc tiêm phòng sẽ giúp trẻ tránh được một số bệnh truyền nhiễm có thể gây ra các cơn tan máu cấp tính như viêm gan (do viral hepatitis), virus cúm A…

      Như phần trên đã nói tới, sau khi tiêm phòng hệ miễn dịch của cơ thể sẽ có những phản ứng nhất định. Đây được xem là những phản ứng bình thường và dễ dàng bắt gặp ở nhiều trẻ. Đối với trẻ bị bệnh thiếu men G6PD cũng sẽ có những phản ứng này. Các bố mẹ cần hiểu để đưa bé đi tiêm và chăm sóc bé đúng cách sau khi tiêm, tránh lo lắng thái quá khi gặp các phản ứng sau tiêm thông thường.

      Sau khi tiêm cần theo dõi và phân biệt rõ các phản ứng miễn dịch bình thường hay bất thường ở trẻ để xử lý nhanh hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Riêng với trẻ bị bệnh thiếu men G6PD sau khi tiêm phòng nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5oC gia đình có thể cho bé uống các loại thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng quy định, tuyệt đối không cho trẻ uống quá liều và số lần quy định. Tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt có chứa aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần là axit salicylic bởi tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể kết hợp với thành phần của vắc xin dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng khác. 

Bạn có thể tham khảo bài viết về việc lựa chọn thuốc hạ sốt cho trẻ bị bệnh thiếu men G6PD tại đây.

Nguồn Bionet tổng hợp

------------

Tài liệu tham khảo.
1.    http://khoahoc.tv/lich-tiem-chung-quoc-gia-ma-cac-bac-cha-me-phai-biet-53225
2.    http://tiemchungmorong.vn/vi/content/lich-tiem-chung-thuong-xuyen.html-0
3.    http://www.healthcaremagic.com/premiumquestions/Can-a-baby-with-G6PD-deficiency-get-hepatitis-B-vaccine/4308

Hỗ trợ trực tuyến
02466861304 0796188898
Thống kê truy cập

Lượng truy cập hiện tại: 1

Lượng truy cập trong ngày: 3308

Tổng lượng truy cập: 10927317

Trung tâm sàng lọc sơ sinh BIONET Việt Nam