Trung tâm sàng lọc sơ sinh Bionet Việt Nam

Sàng lọc sơ sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm cho các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

 

Trung tâm sàng lọc sơ sinh

Bionet Việt Nam

CÁC DẠNG MẪU MÁU SLSS THU KHÔNG ĐÚNG QUY CÁCH

18:12:2318/11/2016

           Xét nghiệm Sàng lọc sơ sinh (SLSS) sử dụng mẫu máu khô do vậy kết quả xét nghệm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ thời điểm thu mẫu, cách thức thu mẫu, thời gian, điều kiện vận chuyển mẫu, ….Trong đó, chất lượng giọt máu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của xét nghiệm. Vậy làm thế nào để biết mẫu thu đã đạt chất lượng hay chưa? Trong quá trình thu mẫu cần chú ý những điều gì?Bài viết dưới đây sẽ minh họa cụ thể về một số trường hợp mẫu sàng lọc sơ sinh thu chưa đúng quy cách, nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết kèm theo để cán bộ thu mẫu có thể tự mình đánh giá được chất lượng mẫu và hạn chế tối đa các trường hợp thu mẫu không đạt chất lượng.

MẪU THU ĐÚNG QUY CÁCH

- Mẫu được thu với giọt to, tròn, thấm đều cả mặt trước và mặt sau của giấy thấm.

- Một giọt máu duy nhất trên 1 vòng tròn (khoảng 75-100µL máu).

- Không có các lớp khác nhau, không phân tầng, không bị nhòe và không có vòng huyết thanh bao ngoài giọt máu. 

- Bề mặt giấy thấm không bị bẩn, trầy xước.

 

CÁC DẠNG MẪU THU KHÔNG ĐÚNG QUY CÁCH

1. Giọt máu nhỏ, không thấm đủ vòng tròn

 Nguyên nhân

- Chưa làm ấm chân trẻ nên giọt máu tạo ra nhỏ, lượng máu ít

- Chạm và áp sát gót chân trẻ vào bề mặt giấy thấm

- Di chuyển giấy thấm trước khi giọt máu thấm hết vào giấy

- Tay hoặc các vật dụng khác chạm vào giọt máu đang lấy

2. Mẫu máu chấm nhiều giọt nhỏ cho kín vòng tròn

Nguyên nhân

- Chưa làm ấm chân trẻ nên máu chảy chậm và tạo thành các giọt nhỏ

- Đặt chân trẻ cao hơn tim nên làm giảm áp lực tĩnh mạch

- Lấy nhiều giọt máu nhỏ khác nhau thay vì đợi hình thành 1 giọt máu đủ lớn

3. Máu không thấm đều hai mặt của giấy thấm

Nguyên nhân

- Di chuyển giấy thấm trước khi giọt máu kịp thấm ra mặt sau

- Giấy thấm bị tiếp xúc với các vật liệu nhám trong quá trình lấy mẫu, làm xước bề mặt giấy

- Áp gót chân vào bề mặt giấy, máu thấm rộng ở mặt trước nhưng không thấm ra mặt sau

4. Mẫu máu chồng lên nhau

Nguyên nhân

Thu nhiều giọt máu nhỏ khác nhau trong cùng một vòng tròn, các giọt máu chồng lên nhau

Thấm nhiều giọt máu vào giấy thấm để làm kín vòng tròn

5. Mẫu bị ẩm ướt hoặc bị bẩn

Nguyên nhân

-    Mẫu chưa được phơi khô đúng cách

-    Mẫu bị dính hơi nước, các chất khử trùng hoặc bị quệt tay vào khi lấy mẫu làm mẫu bị loang

-    Mẫu máu bị chạm vào tay, bột găng tay hoặc các chất khác trước và sau khi lấy mẫu.

-    Mẫu bị thấm phần dịch mô quanh vết chích.

6. Mẫu có vòng huyết thanh bao ngoài

Nguyên nhân

- Nặn hoặc bóp chặt chân trẻ khiến dịch mô tràn ra nhiều và thấm vào giấy

- Tay chưa khô, hoặc giấy thấm dính cồn, cồn sát trùng chưa bay hơi hết

- Làm khô mẫu không đúng cách

7. Mẫu máu chưa được làm khô hoàn toàn trước khi gửi đi xét nghiệm

    Nguyên nhân

- Mẫu chưa phơi đúng cách và chưa đủ 4h nên vòng tròn máu vẫn có máu đỏ tươi

 

Thực hiện tốt thao tác thu mẫu, thu mẫu đạt chất lượng, góp phần đảm bảo độ chính xác của xét nghiệm, nhằm trả kết quả cho gia đình trẻ một cách nhanh chóng và chính xác nhất!

Hỗ trợ trực tuyến
02466861304 0796188898
Thống kê truy cập

Lượng truy cập hiện tại: 1

Lượng truy cập trong ngày: 2039

Tổng lượng truy cập: 10938017

Trung tâm sàng lọc sơ sinh BIONET Việt Nam