Ảnh hưởng của đậu dâu tằm tới bệnh thiếu men G6PD
11:33:0329/08/2014Đậu dâu tằm là tác nhân oxi hóa mạnh. Khi ăn đậu dâu tằm, chất oxi hóa trong đậu phá vỡ tế bào hồng cầu ở người thiếu men G6PD gây tan huyết hay còn được gọi là “favism”
Kiến thức chung về đậu dâu tằm
Đậu dâu tằm (đậu răng ngựa – Vicia faba) có nguồn gốc từ Bắc Phi và Tây Nam Á, hiện được trồng khắp thế giới. Hiện nay, đậu tằm được trồng ở khoảng 47 nước. Tháng 7/2009 Trường Đại học Thành Tây nhập một số giống đậu tằm từ Trung Quốc lần đầu tiên trồng thử ở Việt Nam. Ở các vùng cao trên 600m của các tỉnh miền núi phía Bắc đều có thể trồng đậu tằm quanh năm đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 4 – 10 với thời tiết mát mẻ, đủ nước. Đậu tằm có thể làm thức ăn cho người, làm thuốc hoặc làm thức ăn chăn nuôi cá.
Đậu dâu tằm có thân mập, thiết diện vuông, mọc thẳng, cao từ 0,5 - 1,8 mét. Lá đậu dài 10–25 cm, hình lông chim với 2-7 lá chét với màu xanh xám đặc trưng, không có tua cuốn bám như những loài đậu khác. Hoa đậu có chiều dài 1 - 2.5 cm với 5 cánh màu trắng gồm1 cánh hoa lớn, 2 cánh hoa 2 bên với một chấm đen, 2 cánh hoa dưới (liền nhau tạo thành hình thuyề. Cũng có giống đậu hoa màu đỏ thắm. Quả đậu mập, có vỏ dai, lúc còn non màu xanh và khi chín có màu nâu đen, phủ nhiều lông tơ. Đối với các nòi tự nhiên, quả đậu có chiều dài 5–10 cm và đường kính 1 cm, tuy nhiên nhiều giống đậu trồng có thể có quả dài 15–25 cm và đường kính 2–3 cm. Mỗi quả bao gồm 3-8 hạt có hình tròn hay bầu dục với đường kính 5–10 mm; tuy nhiên hạt của các giống đậu trồng thì có hình dạng dẹt và có kích thước tới 20–25 mm x 15 mm và dày 5–10 mm. Đậu răng ngựa có bộ nhiễm sắc thể nhị bội (2n) với 6 cặp nhiễm sắc thể |
|
Phân biệt đậu dâu tằm và các loại đậu khác tại Việt Nam
Sự ảnh hưởng của đậu dâu tằm tới những người thiếu men G6PD
Men G6PD (Enzyme G6PD) trong cơ thể giúp cung cấp một số lượng lớn các chất chống oxi hóa bảo vệ tế bào hồng cầu. Men này chỉ có thể được cơ thể tổng hợp mà không thể bổ sung từ các nguồn ngoài cơ thể. Đối với những người bị bệnh thiếu men G6PD khả năng bảo vệ hồng cầu khỏi các chất oxi hóa bị giảm đi rõ rệt. Người bị bệnh này cần tránh tiếp xúc với các tác nhân oxi hóa để không bị phá hủy hồng cầu gây thiếu máu tan huyết.
Đậu dâu tằm là tác nhân oxi hóa mạnh. Khi ăn đậu dâu tằm, chất oxi hóa trong đậu phá vỡ tế bào hồng cầu ở người thiếu men G6PD gây tan huyết hay còn được gọi là “favism”. Chính vì thế những người bị bệnh thiếu men G6PD cần tránh xa đậu dâu tằm và một số các loại đậu khác có chứa chất oxi hóa. Thiếu máu tan huyết có thể xảy ra khi ăn phải đậu tươi, đậu khô hoặc hít phải phấn hoa của cây đậu dâu tằm. Sau khi ăn đậu tươi 1 – 2 ngày sẽ khởi phát các triệu chứng sớm của favism là cảm lạnh, sốt, chóng mặt, mệt mỏi, mất mát, yếu kém chán ăn, đau bụng. Tiếp theo vàng da, thiếu máu, hemoglobinuria, nước tiểu màu nước tương, khó chịu và mệt mỏi tăng, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng, sưng gan, chức năng gan bất thường, khoảng 50% bệnh nhân lách to, trường hợp nghiêm trọng có thể hôn mê, co giật và suy thận cấp, nếu cấp cứu không kịp thời sẽ chết sau khoảng 1 – 2 ngày. Vì vậy bệnh nhân có những triệu chứng này phải được gửi ngay đến bệnh viện để điều trị. Theo các nghiên cứu tại Sardinia, từ năm 1965 – 1979, các trường hợp tan huyết do ăn phải đậu tươi là 94.4%, các trường hợp ăn phải đậu khô bị tan huyết ít hơn. Trong một số nghiên cứu khác có chỉ ra trường hợp trẻ bị bệnh favism do mẹ sử dụng đậu hoặc hít phải phấn hoa (Tullio Meloni, 1983).
Những người có nguy cơ cao nhất là ở Trung Đông và nguồn gốc Địa Trung Hải, ngoài ra những người ở Đông Nam Á và châu Phi cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng nó hầu như chỉ ảnh hưởng tới đàn ông. Phụ nữ có thể mang bệnh nhưng không có phản ứng nguy hiểm với đậu dâu tằm. Một vài trường hợp ăn đậu dâu tằm nhiều lần từ khi còn rất nhỏ nhưng có phản ứng muộn và gây chết khi đã ngoài 40 tuổi.
Với mong muốn hỗ trợ cộng đồng một cách hiệu quả trong phát hiện sớm bệnh thiếu men G6PD, chăm sóc sức khỏe những người bị bệnh Thiếu men G6PD, Trung tâm Sàng Lọc Sơ Sinh Bionet Việt Nam đã tạo ra nhóm facebook "Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Bệnh thiếu men G6PD - Bionet Việt Nam" . Với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai xét nghiệm Sàng lọc sơ sinh bệnh Thiếu men G6PD, Bionet hy vọng sẽ mang lại nhiều giá trị về tri thức và nhân văn cho tất cả các thành viên tham gia nhóm thông qua các hoạt động:
+ Cung cấp kho thông tin đầy đủ, chính thống, hữu ích qua nhiều dạng tài liệu trong nước và quốc tế
+ Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị bệnh Thiếu men G6PD và cuộc sống khỏe mạnh thực tế của những người mắc bệnh thiếu men G6PD
+ Hỗ trợ giải đáp những vấn đề liên quan đến sàng lọc, chẩn đoán, chắm sóc trẻ bị bệnh thiếu men G6PD
+ Tổ chức những hoạt động trực tuyến nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh Thiếu men G6PD
+ Tổ chức các hoạt động thực tế hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho những người bị bệnh thiếu men G6PD
Click vào đường link: https://www.facebook.com/groups/Bionet.G6PD để tham gia nhóm ngay nhé!
1. Tài liệu tham khảo
1. Tullio Meloni, Gavino Forteleoni, Angelo Dore, Stefano Cutillo. 1983. Favism and Hemolytic Anemia in Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase-Deficient Subjects in North Sardinia.
- TỔNG QUAN XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GENE BỆNH THIẾU MEN G6PD TẠI BIONET VIỆT NAM (13/05/2022)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN SINH HÓA BỆNH THIẾU MEN G6PD – CẬP NHẬT NĂM 2022 (30/03/2022)
- NHỮNG LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG, DÙNG THUỐC CỦA MẸ TRONG GIAI ĐOẠN CHO CON MẮC BỆNH THIẾU MEN G6PD BÚ MẸ (12/02/2022)
- LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỊ HO CHO NGƯỜI THIẾU MEN G6PD - NĂM 2022 (21/01/2022)
- NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU/HẠ SỐT CHO NGƯỜI THIẾU MEN G6PD – CẬP NHẬT NĂM 2022 (20/01/2022)
Lượng truy cập hiện tại: 1
Lượng truy cập trong ngày: 78
Tổng lượng truy cập: 11015147