Trung tâm sàng lọc sơ sinh Bionet Việt Nam

Sàng lọc sơ sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm cho các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

 

Trung tâm sàng lọc sơ sinh

Bionet Việt Nam

So sánh cách thu mẫu máu từ các vị trí khác nhau

01:15:2821/09/2014

Xét nghiệm Sàng Lọc Sơ Sinh sử dụng mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh được thu sau 48h sau sinh.

1.   Thu mẫu gót chân

Thuận lợi:
              + Cần một lượng máu nhỏ.
              + Không lẫn nguyên liệu từ máu người mẹ, vì vậy xét nghiệm có thể mở rộng với các loại bệnh khác
              + Kích thước giọt máu có thể được điều chỉnh dựa vào loại lancet phù hợp.

              + Mẫu máu có thể thu tại bất kỳ thời điểm nào sau khi sinh.
              + Thông tin của trẻ được đính kèm thẻ thu mẫu máu.
              + Vận chuyển mẫu đơn giản, dễ dàng đặc biệt có thể từ nhà.
              +  Kỹ thuật lấy máu đơn giản.
              + Quá trình thực hiện tương đối nhanh vì vậy ngăn chặn máu bị vón cục.
              + Có thể thu mẫu tại nhà.
              + Không cần tách riêng huyết thanh và tế bào máu.
              + Mẫu máu có thể được bảo quản trong thời gian dài.
Khó khăn:  
            
+ Nhân viên thu mẫu cần phải được đào tạo.                                                                                                       
             + Thẻ thu mẫu dễ bị nhiễm từ các nguồn bên ngoài như bụi, dầu hoặc cồn.
             + Cha mẹ trẻ lo lắng khi nhìn thấy con bị trích máu.
             + Nguy cơ bị tổn thương nếu quá trình thực hiện không đúng.
             + Lấy mẫu xét nghiệm cần được thực hiện sau 24 giờ sinh.
             + Kết quả xét nghiệm sẽ có giá trị khác với mẫu thu từ tĩnh mạch.
             + Nhiễm chéo có thể xuất hiện giữa cấc mẫu nếu đặt các mẫu tiếp xúc nhau.
             + Mẫu máu thu xong cần được làm khô trong  3-4 giờ tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
                                 

2.   Thu máu tĩnh mạch

Thuận lợi:
            + Phổ biến.
            + Sau khi lấy xong mẫu có thể được chuyển lên thẻ thu mẫu máu để lưu thông tin trẻ đi kèm.
Khó khăn:
            + Người thu mẫu cần có chuyên môn như bác sỹ hoặc y tá.
            + Cha mẹ của trẻ lo lắng khi nhìn thu mẫu trẻ.
            + Nguy cơ bị tụ mãu nếu quá trình lấy máu không được thực hiện đúng.
            + Kết quả xét nghiệm khác so với xét nghiệm sử dụng mẫu máu gót chân.
            + Vận chuyển và bảo quản máu ở dạng lỏng gặp nhiều khó khăn.
            + Cần yêu cầu tách riêng tế bào máu và huyết thanh hoặc huyết tương.
            + Yêu cầu máy móc hiện đại để phân tích nếu mẫu máu được chuyển lên thẻ thu mẫu.
            + Thông tin trẻ không đi kèm với mẫu nên dễ gây nhầm lẫn hoặc bị mất thông tin.

3.   Thu máu ngón tay

Thuận lợi:
           + Thu máu ngón tay thường nhanh và ít đau đớn hơn thu máu tĩnh mạch và cần ít máu hơn.
           + Kích thước giọt máu có thể được điều chỉnh dựa vào loại lancet phù hợp.
           + Thông tin của trẻ được đính kèm thẻ thu mẫu máu.
           + Vận chuyển mẫu đơn giản, dễ dàng đặc biệt có thể từ nhà.
           + Kỹ thuật lấy máu đơn giản.
           + Có thể thu mẫu tại nhà.
           + Không cần tách riêng huyết thanh và tế bào máu.
           + Mẫu máu có thể được bảo quản trong thời gian dài.
           + Được thực hiện ở cả trẻ em và người lớn tuổi khi mà không thể thu mẫu gót chân được nữa (0 – 6 tháng: thu máu gót chân, 6 tháng  – 2 năm thu mẫu ngón tay, bàn tay, tĩnh mạch).
Khó khăn:
           +Thu mẫu ngón tay dễ gây tổn thương hơn vì trẻ sơ sinh
           + Nên chọn thu mẫu ở ngón tay giữa hoặc ngón thứ 4, không thu mẫu ở ngón thứ 5
           + nhân viên thu mẫu cần phải được đào tạo.
           + Mẫu máu thu xong cần được làm khô trong  3 – 4 giờ tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
           + Thẻ thu mẫu dễ bị nhiễm từ các nguồn bên ngoài như bụi, dầu hoặc cồn.
           + Cha mẹ trẻ lo lắng khi nhìn thấy con bị trích máu.
           + Nguy cơ bị tổn thương nếu quá trình thực hiện không đúng.
           + Nhiễm chéo có thể xuất hiện giữa cấc mẫu nếu đặt các mẫu tiếp xúc nhau.
           + Yêu cầu máy móc hiện đại để phân tích.

Hỗ trợ trực tuyến
02466861304 0796188898
Thống kê truy cập

Lượng truy cập hiện tại: 1

Lượng truy cập trong ngày: 4834

Tổng lượng truy cập: 8952470

Trung tâm sàng lọc sơ sinh BIONET Việt Nam