Trung tâm sàng lọc sơ sinh Bionet Việt Nam

Sàng lọc sơ sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm cho các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

 

Trung tâm sàng lọc sơ sinh

Bionet Việt Nam

Phác đồ điều trị bệnh Suy giáp bẩm sinh

00:00:0521/09/2014

     Để bảo đảm cho trẻ có sự phát triển tinh thần vận động bình thường, phải phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sơ sinh. Thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh được điều trị bằng cách thay thế nội tiết tố T4 mà cơ thể không thể sản xuất được. T4 được bào chế dưới dạng viên để uống và cần phải uống hàng ngày. Mặc dù việc quên uống thuốc đều đặn sẽ không gây ra những hậu quả ngay nhưng tốt nhất là cố gắng đảm bảo cho trẻ uống thuốc đều hàng ngày để duy trì nồng độ T4 ổn định trong máu trẻ.

1.   Nguyên tắc điều trị

      Cần đạt nhanh tình trạng bình giáp càng sớm càng tốt.

2.   Thuốc điều trị

     Thay thế hormone giáp suốt đời bằng hormone giáp tổng hợp như Thyroxin (L-thyroxin, Levothyrox, Eltroxin-Belthyrox).

3.   Cách dùng thuốc

     Thuốc được khuyến cáo là levo-thyroxine, dạng viên. Bằng đường uống, Levothyrox được uống 1 lần trong ngày vào buổi sáng trước bữa ăn 1 giờ. Đối với trẻ nhỏ thuốc được nghiền nhỏ uống hàng ngày có thể pha với vài milit nước, hay sữa công thức hoặc sữa mẹ. Không pha levo-thyroxine với sữa công thức chứa đậu nành, hay chứa sắt vì chúng sẽ cản trở sự hấp thu của thuốc. Liều cần gia tăng dần khi trẻ phát triển.

4.   Liều lượng thuốc

     Levothyroxine: liều khởi đầu: 10 -15 µg/kg/ngày. Mục tiêu điều trị là giữ nồng độ T4trên mức bình thường: 10 – 16 µg/dL; FT4: 1,4 – 2,3 ng/dL; TSH: 0,5 – 2mU/L trong 3 năm đầu đời.

Tuổi

μg/ngày

μg/kg/ngày

0 – 6 tháng

25 - 50

 8-10

6 – 12 tháng 

50 - 75

6 – 8

1 – 5 tuổi

75 - 100

5 - 6

6 – 12 tuổi 

100 - 150

  4 – 5

12 tuổi trở lên – người lớn

100 - 200

  2 -3

5.   Theo dõi điều trị ngoại trú

Theo dõi trong năm đầu:
-          Khám lâm sàng (toàn trạng, cân nặng, chiều cao, DQ, IQ,…) và xét nghiệm TSH-T4: 3 tháng/lần.
-          Đo tuổi xương: 6 tháng 1 lần.
 Từ năm thứ hai:
-          Khám định kỳ lâm sàng và xét nghiệm TSH – T4 và tuổi xương 1 năm/lần vì liều thyroxin trong suốt giai đoạn thiếu niên thay đổi rất ít.
 Theo dõi điều trị ngoại trú:
-     Điều trị thích hợp: các dấu hiệu của suy giáp giảm dần và biến mất, trẻ phát triển bình thường. Xét nghiệm TSH trở về bình thường T4 cao hơn một chút so với tuổi từ 150-170 nmol/l.
-     Quá liều: gây ngộ độc thuốc, biểu hiện ưu năng giáp như nhịp tim nhanh, kích thích thần kinh, khó ngủ, ra nhiều mồ hôi, ỉa chảy, nôn và T4 trong huyết thanh tăng cao > 180 nmol/l. Liều cao kéo dài dấn đến xương sọ đóng kín, tuổi xương phát triển nhanh so với tuổi thực và có hiện tượng loãng xương.
-      Chưa đủ liều điều trị: thấy TSH tăng cao không thường xuyên, T4 bình thường, ở bệnh nhân như vậy có thể quá trình uống T4 không đủ hoặc không thường xuyên để ức chế TSH trở về bình thường.

6.   Tiên lượng

-      Tốt: nếu phát hiện và điều trị suy giáp bẩm sinh ngay trong giai đoạn sơ sinh. Trẻ phát triển hoàn toàn bình thường về thể lực và tinh thần.
-      Tương đối tốt: Nếu điều trị CH ngày trong đầu cuộc sống.
-      Dè dặt: Nếu được phát hiện và điều trị ngoài 1 năm tuổi. Thể lực trẻ phát triển gần bằng trẻ cùng tuổi nhưng bị chậm phát triển tinh thần.
-      Không được phát hiện và điều trị CH: trẻ bị tàn phế về thể lực và vĩnh viễn thiểu năng trí tuệ.

Hỗ trợ trực tuyến
02466861304 0796188898
Thống kê truy cập

Lượng truy cập hiện tại: 1

Lượng truy cập trong ngày: 188

Tổng lượng truy cập: 8719372

Trung tâm sàng lọc sơ sinh BIONET Việt Nam