LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐỐI VỚI NGƯỜI MẮC BỆNH THIẾU MEN G6PD
17:17:4917/08/2015Bệnh thiếu men G6PD là một bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp. Bệnh phát sinh do đột biến gene G6PD trên cánh dài của nhiễm sắc thể X, vì vậy tần số mắc bệnh này ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thiếu men G6PD là khoảng 2/100 trẻ sơ sinh, và tỷ lệ này có thể cao hơn ở các vùng dân tộc thiểu số (Đoàn Hạnh Nhân, 1997). Gene G6PD là gene có chức năng tổng hợp enzyme Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) giữ cho màng tế bào hồng cầu ổn định khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân oxi hóa. Đột biến trên gene này làm cho cơ thể không sản xuất đủ enzyme G6PD, dẫn đến tế bào hồng cầu bị phá hủy, kéo theo đó là triệu trứng thiếu máu tán huyết và vàng da bệnh lý khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân oxi hóa. Người mắc bệnh thiếu men G6PD thường không có các biểu hiện như thiếu máu tán huyết hay vàng da cho đến khi tiếp xúc với tác nhân oxi hóa được hấp thụ từ một số loại thuốc, thực phẩm, hoặc tình trạng nhiễm trùng.
Bệnh thiếu men G6PD là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên người mắc bệnh này vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường nếu được chăm sóc đúng cách và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân oxi hóa từ thực phẩm, thuốc và các hóa chất.
Người mắc bệnh thiếu men G6PD cần lưu ý tránh tuyệt đối hoặc hạn chế sử dụng các loại thuốc dưới đây phụ thuộc vào tình trạng thiếu men G6PD của mỗi người! Tham vấn bác sĩ về kết quả xét nghiệm sàng lọc sơ sinh và chẩn đoán để có khuyến cáo sử dụng thuốc theo liều lượng và loại thuốc thích hợp cho từng người bệnh!
Danh sách này được chia làm 2 nhóm, nhóm khuyến cáo tránh tuyệt đối sử dụng là các chất hoặc thuốc có tính oxi hóa mạnh có thể dẫn đến thiếu máu tán huyết, và nhóm hạn chế sử dụng là các chất có tính oxi hóa ít hơn, không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng nhưng vẫn nên hạn chế sử dụng.
Khuyến cáo tránh tuyệt đối | Hạn chế sử dụng | |
Thuốc giảm đau, hạ sốt | Acetanilid, Ibuprofen, Probenecid | Acetylsalicylic acid (Aspirin), Antipyrine, Aminophenazone (Aminopyrine),Phenazone (Antipyrine), Phenacetin (Acetophenetidin),Metamizol, Paracetamol, Dipyrone, Acetaminophen |
Thuốc chống viêm | Mesalazine, Nimesulide, Celebrex |
Colchicine, Phenylbutazone, Acid tiaprofenic |
Thuốc kháng sinh | Acetylphenylhydrazine, Paraminosalicylic Acid | Isoniazid,Norfloxacin, Furazolidone, Ciprofloxacin |
Thuốc chống sốt rét | Mepacrine, Pamaquine, Primaquine, Chloroquine, Trimethoprim | Proguanil (Clorguanidine), Pyrimethamine, Quinidin, Quinine, Quinacrine Pentaquine |
Thuốc kháng histamin | Astemizol | Antazoline, Diphenhydramine, Trihexyphenidyl |
Thuốc chống trầm cảm | Lamotrigine, Mirtazapine | |
Vitamins | Vitamin K, Vitamin C (nhân tạo) | |
Thuốc chống dị ứng | Tripelennamine, Antistine, Pyribenzamine | |
Thuốc chống co giật | Phenytoin, Benzhexol, Levodopa, Trihexyphenidyl | |
Thuốc tim mạch | Quinidine Sulfate | Procainamide, Isosorbide dinitrate, Quinidine Gluconate |
Sulfonamide | Sulfamethoxazole, Sulfasalazine, Tamsulosin | Sulfacytine, Sulfadiazine, Sulfamerazine, Sulfacetamide, Sulfadimidine, Sulfafurazole, Sulfamethoxypyridazine (Kynex), Sulfanilamide, Sulfaguanidine, Sulfisoxazole, Sulfafurazone |
Kháng khuẩn | Levofloxacin, Moxifloxacin, Acid Nalidixic, Nitrofurantoin, Nitrofural, Nitrofurazone, Perfloxacin, Sulfathiazole, Niridazole, Beta-naphthol | Chloramphenicol, Streptomycin, Sulfoxone, Aldesulfone sodium, Chlorguanidine, Ciprofloxacin, Ofloxacin |
Hóa trị liệu | Dabrafenib, Rasburicase | Doxorubicin |
Ung thư bạch cầu | Rasburicase | |
Thuốc lợi tiểu | Furosemide, Phenazopyridine | |
Điều trị Parkinson | Dopamine, Trihexyphenidyl | |
Điều trị đái tháo đường | Glyburide, Glibenclamid, Glimepiride, Glipizide, Chlorpropamide, Metformin, Sulfonylurea | |
Thuốc tiêu hóa | MoviPrep, Sulfapyridine |
Salazopyrin, Sulfasalazine, Mesalazine, Aminosalicylic acid |
Thuốc chống đông | Menadione, Menadione sodium bisulfite, Menaphthone, Phytomenadione, Menadiol Sodium Sulfate (Vitamin K4 sodium sulfate) | |
Thuốc điều trị thấp khớp | Pegloticase, Sulfapyridine | Probenecid, Colchicine, Phenylbutazone |
Thuốc da liễu | Dapsone, Diaphenylsulfone | Para - aminobenzoic acid |
Khác | Brinzolamide, Menadione Natri Bisulfit (Vitamin K3 natri bisulfit), Dimercaprol, Glucosulfone, Henna, Isobutyl Nitrite, Sodium Nitrite, Succimer, Menadione (Menaphtone), Method, Methylene blue, Methylthioninium chliride, Naphthalene (có trong Băng phiến hay còn gọi là viên long não), Urate Oxidase, Phenylhydrazine, Stibophen, Toluidine Blue, Trinitrotoluene, Dimercaptosuccinic acid, Arsine, Napthalene, Mafenide, Promin, Stibophen |
Acalypha indica extract, Ascorbic acid, Thiazosulfone, Mepacrine |
Như vậy, với bảng danh sách trên, các bậc cha mẹ ngoài việc xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thì hoàn toàn có thể tự tra cứu và đối chiếu thành phần có trong thuốc với danh sách trước khi đưa ra quyết đinh cho trẻ sử dụng một loại thuốc nào đó. Ví dụ, hiện nay, trên thị trường có bán loại thuốc hạ sốt Hapacol, thành phần chính của thuốc này là paracetamol hay còn gọi là acetaminophen được khuyến cáo là có thể sử dụng đối với bệnh nhân G6PD nên cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng loại thuốc này với liều lượng thông thường và không sử dụng kéo dài. Nhưng cha mẹ nên tránh tuyệt đối cho trẻ sử dụng thuốc Cifga, là thuốc kháng sinh kháng khuẩn với thành phần chính là Ciprofloxacin có thể gây nguy cơ cao dẫn đến thiếu máu tán huyết.
Với mong muốn hỗ trợ cộng đồng một cách hiệu quả trong phát hiện sớm bệnh thiếu men G6PD, chăm sóc sức khỏe những người bị bệnh Thiếu men G6PD, Trung tâm Sàng Lọc Sơ Sinh Bionet Việt Nam đã tạo ra nhóm facebook "Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Bệnh thiếu men G6PD - Bionet Việt Nam" . Với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai xét nghiệm Sàng lọc sơ sinh bệnh Thiếu men G6PD, Bionet hy vọng sẽ mang lại nhiều giá trị về tri thức và nhân văn cho tất cả các thành viên tham gia nhóm thông qua các hoạt động:
+ Cung cấp kho thông tin đầy đủ, chính thống, hữu ích qua nhiều dạng tài liệu trong nước và quốc tế
+ Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị bệnh Thiếu men G6PD và cuộc sống khỏe mạnh thực tế của những người mắc bệnh thiếu men G6PD
+ Hỗ trợ giải đáp những vấn đề liên quan đến sàng lọc, chẩn đoán, chắm sóc trẻ bị bệnh thiếu men G6PD
+ Tổ chức những hoạt động trực tuyến nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh Thiếu men G6PD
+ Tổ chức các hoạt động thực tế hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho những người bị bệnh thiếu men G6PD
Click vào đường link: https://www.facebook.com/groups/Bionet.G6PD để tham gia nhóm ngay nhé!
Nguồn Bionet Việt Nam
- TỔNG QUAN XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GENE BỆNH THIẾU MEN G6PD TẠI BIONET VIỆT NAM (13/05/2022)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN SINH HÓA BỆNH THIẾU MEN G6PD – CẬP NHẬT NĂM 2022 (30/03/2022)
- NHỮNG LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG, DÙNG THUỐC CỦA MẸ TRONG GIAI ĐOẠN CHO CON MẮC BỆNH THIẾU MEN G6PD BÚ MẸ (12/02/2022)
- LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỊ HO CHO NGƯỜI THIẾU MEN G6PD - NĂM 2022 (21/01/2022)
- NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU/HẠ SỐT CHO NGƯỜI THIẾU MEN G6PD – CẬP NHẬT NĂM 2022 (20/01/2022)
Lượng truy cập hiện tại: 1
Lượng truy cập trong ngày: 1044
Tổng lượng truy cập: 10937022